Tết là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Trong dịp Tết cổ truyền, tục lệ bày mâm ngũ quả đã trở thành một phong tục đẹp của người Việt trên khắp mọi miền. Vậy ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì? Hãy cùng HoaQua.net giải đáp trong bài viết này nhé!
1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Vào ngày Tết nguyên
đán, trong mỗi gia đình đều có tục lệ không thể thiếu là bày mâm ngũ quả trên
ban thờ gia tiên hay trưng trong nhà để trang trí phòng khách.
Mâm ngũ quả thông thường
gồm 5 loại quả với các màu sắc khác nhau tượng trưng cho quy luật âm dương ngũ
hành là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Theo quan niệm của người
Đông Á và Đông Nam Á, số 5 tượng trưng cho sự may mắn, mọi điều tốt đẹp. Con số
5 còn thể hiện ước muốn trong năm mới gia chủ sẽ đạt "Ngũ phúc lâm
môn": Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Người ta thường bày mâm ngũ quả thể
hiện mong muốn những điều may mắn và tốt lành cho năm mới.
Ngoài ra, các loại quả
được lựa chọn để bày mâm ngũ quả cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy đặc điểm
khí hậu và quan niệm truyền thống của từng vùng mà mâm ngũ quả sẽ gồm những loại
quả nào.
Nhưng nhìn chung, tất cả
những loại quả được trưng bày đều là những quả tượng trưng cho những điều tốt
lành và các loại trái cây phải tươi ngon và trông đẹp mắt, màu sắc mâm ngũ quả
hài hòa. Người xưa thường căn cứ vào hình dáng, màu sắc của các loại quả để gán
cho nó các ý nghĩa tượng trưng:
Ở
miền Bắc, mâm ngũ quả truyền thống thường có chuối, bưởi, hồng,
đu đủ, cam, quýt, đào, phật thủ, sung, lê, táo, lựu…
- Theo quan niệm dân
gian, chuối có cuống chụm vào nên tượng trưng cho sự sum họp gia đình mỗi dịp Tết
đến xuân về.
- Bưởi tượng trưng cho
sự thành đạt và thịnh vượng.
- Quả hồng tượng trưng
cho phú quý và may mắn.
- Quả đào tượng trưng
cho hạnh phúc và hy vọng tương lai.
- Quả cam quýt tượng
trưng cho sức khỏe và thành công.
- Quả lựu thể hiện mong
ước của mọi người là cầu mong năm mới sung túc, con đàn cháu đống.
- Phật thủ có hình dáng
tựa bàn tay, cầu mong tổ tiên, Trời Phật chở che trong năm mới.
Ở
miền Trung và miền Nam, mâm ngũ quả thường có các loại
như thanh long, chuối, dưa hấu, dứa, cam, quýt, mãng cầu, sung, dừa, xoài,…
Người miền Nam thường
căn cứ vào hiện tượng đồng âm để đặt nghĩa cho từng loại trái cây trên mâm ngũ
quả như: mãng cầu thể hiện "cầu" nghĩa là cầu mong, sung là sung túc,
dừa mang ý nghĩa vừa đủ, đu đủ là "đầy đủ", xoài mang ý nghĩa tiêu
xài,…
Dưa hấu có dáng quả
tròn căng, vị ngọt mang ý cầu mong năm mới may mắn.
Thanh long thường dùng
trong mâm ngũ quả miền Nam với ý nghĩa phúc lộc đầy đủ.
Các loại quả trong mâm
tuy mỗi vùng miền có khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện giá trị văn hóa
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", tỏ lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên
và cầu mong một năm mới bình an, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.
2. Lợi ích sức khỏe của các loại trái cây bày mâm ngũ quả
Không chỉ đẹp và thể hiện
ước muốn cho năm mới, các loại trái cây trong mâm ngũ quả còn có nhiều lợi ích
sức khỏe. Các loại quả trên mâm ngũ quả đều mang lại những giá trị dinh dưỡng
tuyệt vời và nhiều lợi ích sức khỏe đã được khoa học chứng minh.
2.1 Chuối
Chuối chứa rất nhiều chất
dinh dưỡng có lợi như vitamin B6, B12, folat góp phần quan trọng trong việc sản
sinh tế bào máu. Chuối còn chứa nhiều vitamin C, magiê, mangan và selen,
vitamin E, beta - caroten giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thành phần dinh dưỡng
có trong quả chuối đã chứng minh đây là loại quả cực tốt cho sức khỏe con người.
2.2 Bưởi
Bưởi là loại trái cây
chứa hàm lượng vitamin C cao và phong phú các chất dinh dưỡng có đặc tính chống
ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào. Bưởi là một trong những loại trái cây giàu chất
dinh dưỡng, là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, cung cấp gần 64% nhu cầu
hàng ngày trong một khẩu phần ăn.
2.3 Đào
Thành phần dinh dưỡng của
quả đào rất phong phú với hàm lượng cao sucrose, glucose và fructose là những
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, đào còn chứa
nhiều vitamin B1, B2, C,… đặc biệt là hàm lượng sắt cao, cần thiết cho phụ nữ
và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Đào chín có nhiều chất xơ và acid hữu cơ có
tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động dạ dày ruột.
2.4 Cam quýt
Cam quýt là những loại
trái cây có múi quen thuộc. Chúng rất giàu các chất dinh dưỡng như: vitamin C,
chất xơ, folate, chất chống oxy hóa nhưng rất ít calo và đường.
Cam quýt cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng mát và bổ dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và cải
thiện hệ thống miễn dịch tốt.
2.5 Thanh long
Thanh long là loại quả
ngon, thanh mát và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Quả thanh long chín mềm, vị
ngọt mát, chứa nhiều chất nhầy pectin, chất xơ hoà tan và chất xơ không tan
cellulose.
Đây đều là những chất
có tác dụng tốt đối với cơ thể, giúp phòng chữa bệnh táo bón, hỗ trợ giảm cân,
ngừa béo phì, phòng chống xơ vữa động mạch, viêm ruột kết... rất hiệu quả.
2.6 Đu đủ
Đu đủ là một loại trái
cây quen thuộc có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do hàm lượng chất dinh dưỡng cao,
đu đủ mang lại lợi ích sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Hầu hết lượng calo trong đu
đủ đến từ carbohydrate.
Đu đủ còn chứa chất xơ
và lượng đường tự nhiên tốt, hầu như không chứa chất béo nên đây có thể coi là
một loại quả tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Theo bác sĩ Vũ Thị
Tâm (Viện Nhi Trung Ương), đu đủ chín giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A giúp
trẻ mau lớn, phòng chống bệnh khô mắt và chống suy dinh dưỡng. Với người cao tuổi,
đu đủ vừa là thuốc bổ, vừa nhuận tràng, giúp ăn ngon, lợi tiêu hóa.
2.7 Xoài
Quả xoài có chứa nhiều
muối khoáng, đặc biệt là canxi và sắt. Ngoài ra, sự kết hợp giữa vitamin C,
vitamin A và 25 loại carotenoid khác trong quả xoài mang lại nhiều tác dụng tốt
đối với hệ miễn dịch khỏe mạnh.
2.8 Mãng cầu
Với hàm lượng chất chống
ôxy hóa cao, mãng cầu có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh
tật. Ăn mãng cầu giúp cơ thể bổ sung nhiều chất đồng và chất xơ, từ đó hỗ trợ
tiêu hóa. Nếu bạn đang bị thiếu máu thì nên thường xuyên ăn mãng cầu vì nguồn
chất sắt cao trong mãng cầu giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.
Nguồn:
HoaQua.net