Hoa quả trái cây là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Chúng vừa là thực phẩm đồng thời trong nhiều trường hợp còn là phương thuốc tự nhiên bồi bổ sức khỏe. Trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên cũng không vì thế mà trái cây có thể hoàn toàn thay cho bữa ăn của chúng ta.
Bữa ăn cần phải đa dạng
với đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, cơm, rau, hoa quả… thì mới đảm bảo sức
khỏe.
- Trái cây có phải là loại thực phẩm an toàn và có lợi hoàn toàn cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của bạn?
Trong trái cây, có một
lượng đường frutose đáng kể, nếu ăn quá nhiều vào bữa tối cũng có thể làm bạn
tăng cân do lượng đường không chuyển hóa thành glucose mà biến thành mỡ.
Đối với trái cây, không
nhất thiết phải ăn dồn dập vào bữa tối, thay vào đó, bạn có thể chia ra làm nhiều
bữa (bữa phụ).
Khi ăn, nhớ nhai kỹ trước
khi nuốt, điều này có tác dụng tốt cho bao tử, cũng như không tạo cảm giác thèm
ăn khiến ăn quá nhiều.
Bạn có thể ăn trái cây
bất cứ giờ nào trong ngày nhưng không nên ăn ngay sau khi vừa ăn bữa chính. Vì
điều này sẽ gây trở ngại cho tiến trình tiêu hóa các thức ăn giàu tinh bột, thịt,
cá.
Một điều cần lưu ý nữa là ăn nhiều trái cây cũng nâng mức độ triglycerides - chất béo trung tính lên, làm tăng độ rủi ro đối với tim mà mạch máu.
Chính vì vậy các nhà
khoa học khuyên rằng với những người khỏe mạnh thì ăn nhiều trái cây càng có lợi
nhưng với những người nằm trong nhóm như bị béo phì, tiểu đường hay cholesterol
trong máu cao thì nên hạn chế trái cây, ví dụ thay vì ăn 5 phần trái cây trong
một ngày thì hãy nên thay thế thành 1 phần trái cây và 4 phần rau xanh thì sẽ tốt
hơn.
- Nên ăn trái cây vừa chín tới hay chọn loại đã chín muồi?
Đa số các loại trái cây
sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi (nhưng chưa chín rục), nhất là những
loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng… Tuy nhiên nếu trái cây đã
chín rục, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần chất dinh dưỡng có thể
đã thay đổi, chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt.
Trái cây úng thúi, vị đắng…
không nên dùng. Người bị tiểu đường chỉ nên ăn chuối còn hơi sống, xoài còn hơi
xanh… để hạn chế tăng đường huyết.
- Cần lựa chọn loại trái cây nào để ăn?
Thật ra “mùa nào thức nấy”
là cách lựa chọn sáng suốt mà ông bà ta đã dạy. Ngoài những loại trái cây có
quanh năm, mỗi mùa chúng ta lại được thưởng thức thêm những trái cây đặc biệt nữa.
Tất cả các loại trái
cây đều có lợi cho sức khỏe nhưng cũng nên lựa chọn và phối hợp giữa các loại một
cách hợp lý để tận dụng được tối đa các ưu điểm của chúng.
(Xem thêm: Vietnam car rental)
Chẳng hạn vào ngày hè
nóng nực, mồ hôi ra nhiều mang theo một lượng nước và một lượng chất khoáng
đáng kể, nên ăn loại trái cây nào vừa để giải khát vừa giúp bổ sung chất dinh
dưỡng như cam, bưởi…
Không cứ phải trái cây
đắt tiền thì mới bổ dưỡng. Nên đa dạng, thay đổi các loại trái cây khác nhau để
cân đối các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.
- Khử trùng trái cây trước khi ăn
+ Khi ăn những loại trái cây có vỏ dày như táo,
quýt, lê, chuối, cam… bạn chỉ cần rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng, sau
đó gọt hoặc tách bỏ phần vỏ dày là có thể ăn ngay được. Riêng những loại trái
cây có vỏ mỏng như mận, nho, dâu tây… bạn cần ngâm rửa với nước rửa rau trái để
bảo đảm an toàn.
+ Ngoài ra, bạn có thể
chọn cách khử trùng khác cho trái cây như sau: hòa chung 1 lít nước lạnh với
0,1 đến 0,2ml dung dịch oxycil để ngâm trái cây trong khoảng từ 2 đến 5 phút.
Oxycil không gây độc, không gây kích ứng và không mùi nó giúp diệt trừ vi khuẩn
hiện hữu trong trái cây.
+ Tuyệt đối không dùng
cồn để khử trùng trái cây. Tuy cồn có thể tiêu diệt vi khuẩn ở bề mặt của trái
cây, nhưng sẽ làm mùi vị và màu sắc của trái cây bị biến đổi.
Ngoài ra, cồn sẽ kết hợp
với thành phần axít có trong trái cây tạo thành những chất làm giảm thiểu giá
trị dinh dưỡng có trong trái cây.
+ Cuối cùng, tránh chọn
mua trái cây bị rụng phần cuống đề phòng thuốc bảo quản có thể thâm nhập vào
trái cây. Cũng tránh chọn những trái cây bị dập, nứt nẻ…, vì thuốc bảo quản có
thể thấm qua các kẽ giập, nứt này. Và cũng không chọn những trái có độ bóng
loáng khác thường.
- Gọt vỏ, cắt miếng sẵn để vào tủ lạnh ăn dần hay vừa gọt vừa ăn?
Các loại vitamin bổ dưỡng
trong trái cây như vitamin C, folate… có thể bị mất dần dưới tác dụng của ánh
sáng, không khí, nhiệt độ… Quá trình mất chất này càng tăng nhanh hơn nếu vỏ
ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng
lên khi cắt nhỏ.
Vì vậy cần lựa chọn
trái cây tươi và nên ăn sớm, gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay để nhận được chất
dinh dưỡng nhiều nhất. Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy
hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn.
- Uống cam vắt hay ăn cả múi cam tươi?
Uống nước cam sẽ nhận
được các chất dinh dưỡng quan trọng trong trái cam như đường, vitamin các loại,
nước giải nhiệt… nhưng sẽ thiếu đi lượng chất xơ cần thiết. Ăn cả múi cam sẽ bảo
đảm được đủ chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp chất xơ, rất có lợi cho tiêu
hóa.
Chất xơ một phần được hấp
thu vào máu, phần lớn còn lại không được tiêu hoá sẽ giúp đẩy ra khỏi cơ thể những
chất thải bẩn và độc hại, giúp đi tiêu dễ dàng, tạo môi trường thuận lợi cho vi
sinh có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế vi trùng gây hại và phòng
tránh một số bệnh đường ruột, nhất là ung thư ruột.
Chất xơ còn có khả năng
quét bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hoá, làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ
máu và bệnh tim mạch. Người bị tiểu đường ăn trái cây thì nên ăn nguyên xác, chất
xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết, nên hạn chế vắt nước hay xay sinh tố trái
cây.
Ăn trái cây vào lúc nào?
Trái cây có thể dùng
làm bữa ăn phụ hoặc ăn kèm trong bữa chính. Sau khi ăn trái cây thường có cảm
giác răng rất sạch. Đó là do khi ăn nhai, chất axít trong trái cây làm tăng tiết
nước bọt và làm sạch các bợn răng. Vì vậy mà có thói quen lâu đời là tráng miệng
trái cây sau bữa ăn.
Gần đây, xu hướng ăn
trái cây trở nên đa dạng hơn. Một số nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và
cho kết quả ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu
hoá hiệu quả.
Trong trái cây có chứa
chất đường, cơ thể dễ dàng hấp thu làm tăng đường huyết chống đói, chất xơ
trong trái cây cũng tạo nên cảm giác no kéo dài hơn, đó chính là bí quyết giảm
béo khi dùng trái cây trước bữa ăn.
Nếu ăn cơm no rồi ăn
thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết
tăng cao và nhanh, không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị tiểu đường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng
không phải bất cứ loại hoa quả nào cũng nên ăn vào khi đói, bởi các thành phần
có trong chúng có thể gây phản ứng với axit trong dạ dày, gây nên cảm giác chướng
bụng, khó tiêu. Vì thế, bạn nên tránh ăn chuối tiêu, cà chua, vải thiều, quất
khi đói.
Ăn trái cây một cách vừa phải
Nhiều người có thói
quen ăn nhiều hoa quả hàng ngày hoặc luôn thích ăn những trái cây có hàm lượng
đường cao mà không biết rằng ăn quá nhiều trái cây trong khi không bổ sung thêm
ngũ cốc, rau xanh sẽ gây hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đường trong hoa quả khá cao nên ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Một chế độ ăn quá nhiều
trái cây có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến hormone điều chỉnh đường
trong máu. Nếu sự mất cân bằng của các hormone này không được phát hiện và điều
trị thì nó có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Ngoài ra, ăn quá nhiều
những trái cây chứa hàm lượng đường nhiều, cơ thể phải đối mặt với sâu răng,
tình trạng loãng xương, không có khả năng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, mệt
mỏi và nhiều khó chịu khác…
Trái cây chứa nhiều
vitamin rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên cũng không vì thế mà trái cây có thể hoàn
toàn thay cho bữa ăn của chúng ta. Bữa ăn cần phải đa dạng với đủ các loại thực
phẩm như thịt, cá, cơm, rau, hoa quả… thì mới đảm bảo sức khỏe.
Nguồn:
HoaQua.net